Ad Code

Thuật ngữ dùng trong giới Visual Novel

 Thuật ngữ thường dùng trong giới Visual Novel(VNs)

Route: Một phân đoạn hay nhánh cốt truyện trong một bộ VNs. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi thậm chí cả trong các VNs của Nhật Bản. Nổi bật nhất với các thuật ngữ con sau:

  + Common: Chỉ phân đoạn chung của bộ, thường nằm ở đầu tác phẩm. Phân đoạn này của tác phẩm thường sẽ là cốt chuyện có tương tác và gặp gỡ với tất cả các nhân vật của bộ, đồng thời giúp người đọc hình dung được phần nào về nhân vật chính để có thể đưa ra lựa chọn sẽ đọc tiếp route của nhân vật nào. Với những bộ có lựa chọn, phần này cũng thường có số lượng lựa chọn nhiều nhất và khả năng số lựa chọn ảnh hưởng tới hướng tiến triển cốt truyện cũng rất cao.

  + Route + <Tên nhân vật>: Chỉ phân đoạn dành riêng cho một nhân vật chính, với cốt truyện tập trung vào các tiến triển xoay quanh nhân vật đó.

  + Bad End (Dead End): Chỉ phân đoạn nhánh kết thúc với cốt truyện buồn, hoặc không phải là cái kết đẹp nhất có thể mà nhà sản xuất tạo ra. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là phân đoạn đó sẽ có nhân vật nào đó chết, hoặc chia xa cuộc tình, hoặc bí ẩn không được giải đáp, mắc kẹt giữa luân hồi,...

  + Good End: Chỉ phân đoạn nhánh có cái kết đẹp, đối ngược với Bad End.

  + True End: Kết thúc cuối cùng mà nhà sản xuất ấn định cho toàn bộ tác phẩm. Thường sau khi hoàn thành route này thì tiến độ mà bạn đã đi qua trong trò chơi cũng gần như hoàn thành.


...ge: Thuật ngữ kết thúc bằng chữ ge thường xuất phát từ Nhật Bản, nhằm ám chỉ tính chất có xuất hiện trong một tác phẩm VNs, ngoài ra cũng có thể dùng như tên thể loại mà một tác phẩm lấy làm trọng tâm. Ví dụ như liệt kê bên dưới:

  + Charage: Tập trung đa phần thời lượng vào việc miêu tả tâm lí của các nhân vật chính trong tác phẩm.

  + Nakige: Với cốt truyện chính đánh vào sự đồng cảm của độc giả để lấy nước mắt của họ từ những tình huống bi kịch, thường có cốt truyện buồn là chiếm thời lượng lớn trong tác phẩm.

  + Utsuge: Cốt truyện mang đa phần là bầu không khí u sầu, đôi khi có thể dùng chung với nakige. Tuy nhiên, thể loại này không mang mục đích chính là lấy nước mắt độc giả mà giống như tác giả muốn người đọc lắng nghe tiếng lòng của họ, đồng thời chia sẻ cung bậc cảm xúc mà tác giả đã trải qua hơn.

  + Moege: Yếu tố với mục đích chính là để các NAM độc giả cảm nhận được sự dễ thương của các nhân vật, tận dụng mọi yếu tố từ hình ảnh, giọng nói, tình huống để nhân vật biểu cảm,... tóm lại mọi thứ đều được làm dễ thương nhất có thể. Moe trong tiếng Nhật có nghĩa là tỏ ra dễ thương.

  + Eroge: Tính chất 18+ hoặc có cảnh làm tình. Tính chất này thường không đả động gì đến việc thể hiện cốt truyện chính của một tác phẩm, mà thường để thỏa mãn mong muốn của các nam độc giả hơn, và cũng là để thêm yếu tố thu hút cho tác phẩm nếu nhà sản xuất muốn. Vì ở Nhật Bản, việc xuất hiện yếu tố 18+ trong tác phẩm không bị coi là vi phạm thuần phong mỹ tục.

  + Chuunige: Thường được áp dụng với tác phẩm có tính chất phô diễn khả năng trong bối cảnh chiến đấu (Đánh đấm, pháp thuật, chiến thuật, niệm chú, cả võ mồm nữa). Có thể hiểu đơn giản như kiếm hiệp Nhật Bản vậy.


Các thuật ngữ VNs (tiếp):

  + Spoil: Với một thể loại nặng về cốt truyện như VNs thì việc tiết lộ trước (tức spoil) cốt truyện cho người chưa đọc tác phẩm là một điều tối kị trong cộng đồng (nên bạn tự biết mà né nhé.

  + Slice of Life (SoL): Thường áp dụng với phân đoạn cuộc sống thường nhật êm đềm ít biến động.

  + Cảnh H: Viết tắt của Hentai, chỉ những yếu tố người lớn 18+.

  + Ctrl (hoặc Skip): Vốn là một phím trên bàn phím máy tính, nhưng vì được quá nhiều nhà sản xuất VNs sử dụng để giúp người đọc tua nhanh (skip bỏ qua hoạt ảnh) nên vì thế mà được dùng rộng rãi. Trong các cuộc trò chuyện, từ này thường được dùng để đề cập đến việc ai đó không đọc mà chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" để nhanh đến đoạn "HAY" hoặc để khoe chứ không thực sự đọc nội dung tác phẩm, vốn là một điều kiêng kị trong văn hóa đọc.

  + Loli: 

  + Shota: Như loli nhưng dùng cho bé trai.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code